Nếu nhà, đất của chúng ta chưa được cấp sổ hồng thì chúng ta cần lập thủ tục đo đạc đất để làm sổ. Và đo đạc đất làm sổ đỏ, sổ hồng sẽ gồm những loại phí cơ bản nào? Sau đây, ĐO ĐẠC BÌNH DƯƠNG sẽ nêu các loại phí cơ bản cần để chúng ta chuẩn bị nộp hồ sơ cấp sổ sau đây:
Các loại phí cơ bản khi đo đất làm sổ đỏ.
1. Phí lập Bản vẽ sơ đồ nhà đất
Bản vẽ sơ đồ nhà đất là thành phần hồ sơ đầu tiên, không thể thiếu trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Bản vẽ này do Công ty Đo đạc có chức năng đo vẽ địa chính lập hoặc các tổ Đo đạc thuộc Nhà nước như (Tổ đo đạc thuộc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận (Huyện), Xã Phường, Sở TNMT,…).
Nếu hợp đồng với Đơn vị đo đạc không thuộc Nhà nước: Mức phí cơ bản vẫn được tính theo mức phí do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ của hai bên, tính chất quen biết hoặc điều kiện khu đất có ví trí địa lý khó khăn, khó thực hiện công việc đo đạc đất thì bên hai bên hợp đồng lại mức giá sao cho phù hợp nhất (có thể thấp hơn hoặc cao hơn). Nếu chọn phương án này, chúng ta có được ưu điểm sẽ được Đơn vị đo đạc hướng dẫn tận tình, thời gian thực hiện rất nhanh, hiệu quả công việc rất tốt.
Nếu hợp đồng với Đơn vị đo đạc không thuộc Nhà nước: Mức phí nhất nhất thu theo quy định của Nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta phải mất thời gian đợi lịch hẹn để được đo.
Điều lưu ý: Dù chọn phương án nào, thì bản vẽ nhà đất do Đơn vị nào lập ra cũng đều có giá trị pháp lý như nhau.
2. Phí trích lục thông tin thửa đất và phí thẩm định Bản vẽ sơ đồ nhà đất
Sau khi chúng ta có được Bản vẽ sơ đồ nhà đất, cần phải nộp hồ sơ vào Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các Quận (huyện) để được duyệt, thẩm định Bản vẽ. Trước tiên phải xin trích lục thông tin thửa đất để nộp kèm vào hồ sơ (với mức phí hiện nay ở Tỉnh Bình Dương là 200 nghìn/1thửa) và phí sau khi thẩm định tùy theo thửa đất giao động từ 100 nghìn – 1 triệu / 1 thửa.
3. Đóng tiền sử dụng đất (nếu có)
Tiền sử dụng đất là gì? Khi chúng ta nộp hồ sơ cấp sổ hồng, nếu đủ điều kiện cấp sổ, bước kế tiếp, Cơ quan cấp sổ sẽ xem xét chúng ta có thuộc trường hợp phải đóng tiền sử dụng đất hay không. Nếu thuộc, thì tiền sử dụng đất là số tiền mà chúng ta phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định rõ)
Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng đóng tiền sử dụng đất, Căn cứ Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 45/2014/NĐ-CP chỉ những trường hợp sau đây phải đóng tiền sử dụng đất khi làm sổ hồng:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Đất có nguồn gốc đã và đang được sử dụng ổn định từ trước ngày 1/7/2004, hoàn toàn không có vi phạm quy định của pháp luật về đất đai và được UBND cấp Xã (Phường) xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (trường hợp này mức phí đóng không cao, theo đơn giá Nhà nước công bố hàng năm).
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất làm nhà ở (giao đất mới) từ 15/10/1993 đến 1/7/2004, đã được cấp Giấy chứng nhận mà chưa nộp tiền sử dụng đất:
+ Đóng 50% tiền sử dụng đất (đơn giá tính theo Bảng giá đất quy định hàng năm, tại thời điểm nộp hồ sơ xin cấp sổ) nếu chúng ta không có Đơn xin cấp theo giá đất cụ thể nào.
+ Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm nộp hồ sơ nếu chúng ta xin cấp sổ theo giá đất cụ thể.
Hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước giao đất làm nhà ở (giao đất mới) từ sau ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đã được cấp Giấy chứng nhận mà chưa nộp tiền sử dụng đất. (Riêng trường hợp này phải được Cơ quan nhà nước kết hợp với cơ quan thuế xem xét kỹ hồ sơ mới có được mức phí phải đóng cụ thể là bao nhiêu).
4. Nộp lệ phí trước bạ
Nghị định 150/2016/NĐ-CP quy định lệ phí trước bạ được tính theo công thức: LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ = (GIÁ ĐẤT TẠI BẢNG GIÁ ĐẤT HÀNG NĂM) X 0,5%
5. Nộp phí cấp sổ
Mức phí này có thể khác nhau, thuộc thẩm quyền của từng địa phương, được UBND cấp Tỉnh ban hành sao cho phù hợp thực tế. Đồng thời tùy thuộc vào tính chất phức tạp của từng hồ sơ và mức thu cao nhất không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.
6. Nộp phí lấy sổ (khâu cuối cùng)
Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy
ĐO ĐẠC BÌNH DƯƠNG rất trăn trở, chắc lọc những thông tin cần thiết, dễ hiểu nhất để gửi đến Quý khách hàng những điều mà khách hàng băn khoăn bao lâu nay. Qua bài viết này, rất mong Quý khách hàng sẽ có thêm được ít nhiều thông tin để hiểu rõ hơn các khoản phí khi làm sổ hồng nhé!